12 thói quen ở tuổi dậy thì của bé trai về vệ sinh cá nhân, mẹ nên dạy con

Tuổi dậy thì của bé trai, đây là thời điểm cơ thể con có nhiều thay đổi, nghĩa là vệ sinh cá nhân cũng cần thay đổi.

Lúc này, con bạn có thể phải sử dụng tới những chất khử mùi cơ bản. Và cũng giống như khi con còn nhỏ, ba mẹ sẽ là người cần tạo nên thói quen vệ sinh tốt để con bắt đầu trưởng thành.

Dưới đây là 12 thói quen vệ sinh tốt mà bố mẹ nên dạy và duy trì cho bé trai khi con bước vào độ tuổi dậy! Hãy đọc tiếp cùng Sống vui sống khỏe nhé

Tại sao vệ sinh cá nhân tốt lại quan trọng ở độ tuổi dậy thì?

Vệ sinh cá nhân về cơ bản được hiểu là cách mà mỗi cá thể giữ cho cơ thể mình được sạch sẽ và vệ sinh. Mục đích của việc làm sạch cơ thể mỗi ngày sẽ giúp sức khỏe bạn nhận được những điều tích cực. Cụ thể như:

  • Cơ thể được làm sạch thường xuyên khiến việc xuất hiện những vi trùng có hại và gây bệnh ít hơn.
  • Sức khỏe được đảm bảo trước những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài
  • Vệ sinh cá nhân giúp bạn có mối quan hệ tích cực và gần gũi hơn với nhiều người, đặc biệt là đối với người lớn. Việc bạn hay bị hôi miệng hay mùi cơ thể sẽ là rào cản lớn khiến bạn khó tiếp xúc, làm quen với người xung quanh. 
  • Một thói quen vệ sinh cá nhân tốt cũng thể hiện rằng bạn biết chăm sóc và coi trọng chính bản thân mình trong mắt đối phương.

Những biểu hiện tuổi dậy thì của bé trai chính thức bắt đầu

Tuổi dậy thì của con bạn sẽ đến một cách thầm lặng và đôi khi chúng khiến những bậc phụ huynh vẫn nghĩ rằng con mình còn nhỏ. Thực chất, tuổi dậy thì của bé trai là bao nhiêu? Bé trai của bạn chính thức bước vào độ tuổi dậy thì trung bình từ 11 – 12 tuổi. Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết chính là:

Bước sang tuổi dậy thì của bé trai thường thích giao lưu bạn bè nhiều hơn

  • Sự thay đổi về thể chất khiến con bạn có thể lúng túng và khó xử như: ngực vai to rộng hơn, cơ thể vạm vỡ hơn, khung xương dần phát triển nhanh, chiều cao lúc này cũng dần tăng mạnh từ 9 – 13cm. 
  • Sự xuất hiện mùi cơ thể, chất nhờn tiết ra, da bị mụn trứng cá, giọng nói trầm, …
  • Thay đổi về sinh lý 
  • Thay đổi về tâm lý thích tự do, thích sinh hoạt vui chơi cùng bạn bè nhiều hơn cùng gia đình, thích thể hiện cái tôi, nam tính mạnh mẽ, khẳng định bản thân, tình cảm khác giới, …

Sẽ còn rất nhiều những biểu hiện thầm kín khác mà con trai của bạn sẽ có thể tự cảm nhận thấy về cơ thể của mình. Tuy nhiên, cũng giống như ba mẹ từng trải qua hãy luôn là “người bạn” tâm sự và chia sẻ.

Bởi lúc này con sẽ thực sự có rất nhiều điều ngạc nhiên và mong muốn được giải thích. Hãy nói cho trẻ biết rằng đó là một biểu hiện bình thường, an toàn và cho thấy con đang phát triển tốt theo đúng lứa tuổi của mình. 

Ba mẹ nên làm gì ở tuổi dậy thì của bé trai?

Các nhà tâm lý học cho rằng, con cái của chúng ta sẽ học cách cư xử hay thực hiện những thói quen vệ sinh cá nhân bằng cách xem ba mẹ chúng thực hiện mỗi ngày như một tấm gương. 

Do đó, nếu bạn có thói quen thường xuyên giữ cho cơ thể sạch sẽ, con bạn sẽ coi đó là hành vi bình thường và thực hiện theo như một thói quen cơ bản.

Tuy nhiên, đối với bé trai sẽ có đôi chút vụng về và đôi khi là lười biếng trong việc thực hiện những thói quen vệ sinh của mình. Vì vậy bạn cần giúp con luôn duy trì đều đặn mỗi ngày. 

Bên cạnh đó, có nhiều đứa trẻ sẽ có những biểu hiện dậy thì sớm ở bé trai khiến việc thay đổi chưa thực sự chín chắn. Lúc này, phụ huynh nên hiểu rõ con mình, nắm bắt tâm tư và cảm xúc, hiểu được con mong muốn điều gì. 

Phụ huynh cũng nên theo xu hướng thay đổi của con để chăm sóc con được tốt nhất. Mẹ nên gần gũi, chia sẻ với con trai về những sự thay đổi trong tâm lý, thể chất và truyền đạt với kiến thức gần gũi nhất. 

12 thói quen vệ sinh cá nhân tốt ở tuổi dậy thì của bé trai

Những thói quen tốt về vệ sinh cá nhân không chỉ đơn thuần là rửa tay. Ba mẹ có thể hướng dẫn và tạo nên nhiều thói quen nữa trong việc vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì, kết quả là chúng sẽ theo con bạn suốt cuộc đời này. Hãy dạy con bạn những điều sau nhé:

1. Luôn tắm gội thường xuyên

Một trong số những thói quen vệ sinh cá nhân tốt ở tuổi dậy thì của bé trai được khuyến khích bố mẹ dạy, và duy trì cho con của mình chính là việc tắm gội thường xuyên. 

Trong độ tuổi dậy thì, cơ thể con tiết ra nhiều chất nhờn hơn. Do đó, hãy luôn nhắc con tắm gội mỗi ngày để không chỉ làm giúp làm sạch bụi bẩn, dầu nhờn trên da.

Nên tạo thói quen tắm gội thường xuyên ở độ tuổi dậy thì của bé trai

Đặc biệt đối với những bé trai yêu thích những môn thể thao hay thường xuyên tập thể dục, việc tắm gối cần được duy trì và thay quần áo sạch mỗi ngày. 

2. Biết vệ sinh răng miệng đúng cách

Ngay từ khi còn nhỏ, ba mẹ hay thầy cô ở trường mẫu giáo đã dạy cho trẻ biết về việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2 lần/ ngày. Thói quen này vẫn sẽ được duy trì ở tuổi thiếu niên, mỗi lần đánh răng nên kéo dài 2 phút, đảm bảo răng được vệ sinh đúng cách và loại bỏ những mảng bám trên răng. 

Ngoài ra, đối với những bé trai thường có tính cách “nhanh ẩu đoảng”, chắc chắn không ít lần con của bạn đánh răng nhanh hơn bình thường hoặc đánh với lực mạnh. Bạn cần khuyên trẻ thao tác nhẹ nhàng và từ tốn để có được hiệu quả tốt nhất. 

3. Tuổi dậy thì của bé trai cần cải thiện mùi cơ thể

Tuổi dậy thì của bé trai bắt đầu, cơ thể dần xuất hiện một loại tuyến mồ hôi mới. Chúng có thể phát triển ở một số vị trí trên cơ thể, tuyến mồ hôi thì không có mùi nhưng khi tiếp xúc với vi khuẩn trên da thì chúng có thể tạo nên mùi cơ thể khó chịu. 

Tuổi dậy thì của bé trai thường tiết nhiều mồ hôi hơn

Do đó, đây là thời điểm mà phụ huynh có thể khuyến khích con trẻ sử dụng các sản phẩm chăm sóc cơ thể chuyên biệt. Đối với trẻ hay ra nhiều mồ hôi có thể cần chuẩn bị thêm khăn lau để sử dụng khi cần thiết. 

4. Rửa tay thường xuyên

Theo các nhà khoa học cho rằng, việc rửa tay thường xuyên sẽ giúp cơ thể bạn giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tiêu chảy hoặc giun sán. Cách đơn giản nhất để thực hiện thói quen rửa tay thường xuyên là hướng dẫn và nhắc nhở con khi cần thiết.

Các bước thực hiện dù đã được dạy từ khi con còn nhỏ nhưng ba mẹ có thể nhắc lại và lưu ý con luôn giữ bàn tay khô, sạch, biết rửa tay mỗi khi: sau khi đi wc, hoạt động thể chất bên ngoài, dọn dẹp nhà cửa, chạm vào động vật, hắt hơi/ho, chuẩn bị đồ ăn hoặc sau khi đi học về….

5. Biết cách chăm sóc vùng da dưới cánh tay

Tâm lý tuổi dậy thì ở nam giới thay đổi trong giai đoạn này và cơ thể cũng vậy. Con trai bạn sẽ thấy cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn, dưới cánh tay xuất hiện sự phát triển của các nang lông.

Nếu không được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày, chúng có thể trở thành một nơi “bốc mùi” khó chịu. Do đó, hãy luôn dạy cho con biết cách chăm sóc vùng da dưới cánh tay bằng xà phòng và sử dụng lăn khử mùi để giảm tiết mồ hôi.

Lưu ý rằng các sản phẩm khử mùi sẽ chỉ giúp cải thiện mùi cơ thể mà không phải chất chống mồ hôi hoàn toàn. Bạn có thể lựa chọn một vài sản phẩm tiêu biểu, đang khá phổ biến trên thị trường hiện nay:

6. Tạo thói quen chăm sóc tóc 

Có lẽ bạn tưởng rằng với những bé gái mới cần chăm sóc đến tóc, nhưng ở tuổi dậy thì của bé trai việc tạo nên thói quen trong việc chăm sóc tóc sẽ giúp hạn chế lượng tóc của con rụng khắp nơi. 

Tạo thói quen chăm sóc tóc cho con trai khi bước vào độ tuổi dậy thì

Hãy dạy cho con bạn biết cách chải tóc nhẹ nhàng, nên hạn chế chải tóc trong khi gội đầu hoặc tóc còn ướt. Đối với một số bé trai trong độ tuổi này có thể thích tạo nên những kiểu tóc riêng cho mình với những sản phẩm gel,sáp hay gôm vuốt tóc.

Bạn hãy tôn trọng sở thích của con nhé, thậm chí là cùng con tìm hiểu cách vuốt sáp đúng cách để có mái tóc tạo kiểu đẹp mắt.

7. Tuổi dậy thì của bé trai biết cách chăm sóc da, ngừa mụn

Sẽ có rất nhiều thắc mắc tuổi dậy thì ở nam, đặc biệt là đối với làn da. Trong giai đoạn này, con trai của bạn sẽ có làn da mụn hoặc nhiều dầu hơn trước, đừng chờ tới khi làn da xuất hiện quá nhiều mụn thì mới tìm cách cải thiện nhé.

Phụ huynh nên khuyên trẻ rửa mặt với sữa rửa mặt chuyên biệt, dịu nhẹ 2 lần/ ngày. Hướng dẫn con không dùng lực quá mạnh khi rửa mặt, thậm chí da có nhờn đến đâu đi nữa bởi thao tác đó có thể gây kích ứng và khiến khô da.

Bạn có thể tìm hiểu về các loại da và xem da của con thuộc loại da gì nhé. Trên thị trường có bán rất nhiều các dòng sản phẩm sữa rửa mặt, chăm sóc da mụn hiệu quả và an toàn. Bạn có thể tham khảo bên dưới:

8. Sử dụng dao cạo râu

Tuổi dậy thì của bé trai sẽ xuất hiện các nang lông trên mặt, lúc này bạn có thể cho con những lời khuyên về thời điểm cạo râu thích hợp và cách thực hiện an toàn cho làn da. 

Bạn có thể khuyến khích con trai sử dụng dao cạo, thiết bị cạo râu chuyên biệt hoặc kết hợp sử dụng kem cạo râu thích hợp. 

9. Cắt móng tay thường xuyên

Móng tay của con là nơi thường xuyên tích tự nhiều bụi bẩn, vi khuẩn. Đặc biệt là đối với những bạn yêu thích thể thao, hoạt động ngoài trời. Do đó, phụ huynh nên tạo nên thói quen tốt trong việc chăm sóc móng tay định kỳ. Cụ thể như:

  • Khuyến khích con cắt móng tay thường xuyên
  • Dạy cho con cách chà và rửa dưới móng tay để móng luôn trong trạng thái sạch sẽ
  • Luôn dạy cho con cách rửa tay khi vuốt ve động vật, chơi đùa bên ngoài, ho/ hắt hơi hay trước và sau khi ăn
  • Ngoài ra, móng chân cũng nên được chú ý và cắt định kỳ. 

10. Phải biết che miệng khi ho, hắt hơi

Có lẽ trong mùa dịch thì khẩu hiệu che miệng khi ho hay hắt hơi quá rõ ràng và phổ biến. Đó không chỉ là một phương pháp hạn chế bệnh lây nhiễm mà còn là một thói quen nên được duy trì.

Hãy dạy cho con trai của mình việc sử dụng khăn tay hoặc khăn giấy để con che mũi/ miệng khi ho hoặc hắt hơi. Đồng thời, đừng quên dạy cho con cách vứt rác đúng nơi quy định để hạn chế sự lây lan vi khuẩn nhé. 

11. Tuổi dậy thì của bé trai tạo thói quen vệ sinh chân

Đôi chân và giàu là một vấn đề khá phổ biến trong độ tuổi tuổi dậy thì của bé trai, cho dù con của bạn có chơi thể thao hay không nhưng cơ thể vẫn tiết ra một lượng mồ hôi ở khắp cơ thể và đôi bàn chân không ngoại lệ. 

Con trai của bạn có thể tránh được vấn đề hôi chân nếu có được thói quen vệ sinh chân đúng cách. Phụ huynh nên nhắc nhở con chú ý hơn đến bàn chân của mình khi tắm và đảm bảo chúng luôn được khô trước khi đi giày. 

Ở tuổi dậy thì của bé trai thường tiết nhiều mồ hôi, đặc biệt là ở bàn chân cần được vệ sinh tránh gây mùi hôi

Đồng thời, hãy khuyến khích con vệ sinh giày và thay tất thường xuyên. Bạn có thể chọn cho con những loại tất bằng chất liệu cotton thay vì dòng tất sử dụng sợi tổng hợp. 

12. Tạo thói quen làm sạch nhà wc sau khi tắm

Cuối cùng, để con của bạn có một thói quen tốt và theo con tới suốt cuộc đời, thậm chí ngay cả khi con trở thành một người cha sau này. Hãy luôn nhắc nhở con trai của bạn làm sạch wc sau khi tắm. 

Bởi phòng tắm hay nhà vệ sinh là một trong những nơi chứa tối đa vi trùng trong nhà. Miễn là bạn dạy con sạch sẽ và vệ sinh đúng cách, bạn có thể giúp con tránh được tất cả các bệnh lây nhiễm cơ bản có thể lây lan trong phòng tắm. 

Bên cạnh đó, hãy dạy con thực hiện các thao tác vệ sinh như :

  • Lau hoặc rửa sạch bồn vệ sinh sau khi đi wc
  • Hướng dẫn cách tự xả nước 
  • Nhắc con rửa tay sau mỗi lần vệ sinh

Có thể con trai bạn sẽ không làm tốt ngay từ lần đầu, do đó hãy dạy con một cách kiên nhẫn và từ tốn. Ba mẹ có thể làm trước và khuyến khích con thực hiện mỗi ngày để tạo thành thói quen tốt. 

Những điều nên – không nên khi tạo thói quen vệ sinh cho con trai

Việc tạo nên thói quen vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì của bé trai tưởng chừng như đơn giản, nhưng đôi khi một số phụ huynh lại đang làm ngược lại. Khiến kết quả của việc tạo thói quen trở thành ác cảm, đôi khi là sự bắt buộc dành cho con.

Cha mẹ không nên la mắng, trách móc hay so sánh con

Điều tồi tệ hơn có thể ảnh hưởng tới tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Do đó, bạn nên lưu ý những điều dưới đây nhé:

  • Không la mắng : Hãy trở thành người bạn của con thay vì ra lệnh. Con của bạn có thể cần nhiều thời gian hơn để học một điều gì mới, do đó hãy kiên nhẫn khi dạy con nhé
  • Đừng so sánh: Mỗi con người là một cá thể khác nhau, việc so sánh khiến con trai của bạn áp lực và khó chịu hơn. Hãy để được thể hiển là chính mình
  • Không trừng phạt  – Con của bạn sẽ đánh giá cao khi cha mẹ dành thời gian giải thích điều gì đó và giúp con vượt qua chúng. Nếu con chưa thực hiện đúng, hãy khuyến khích con làm lại lần sau, đôi khi hãy trao những lời khen cho con để trở thành động lực. 
  • Cha của con sẽ dạy con hiệu quả hơn – Đôi khi cùng giới tính sẽ rất dễ nói chuyện và thực hiện những thói quen. Khi cùng giới tính, ba và con sẽ có thể thảo luận những điều tế nhị. Con bạn cũng có xu hướng nhìn vào cha của mình để hình thành nên thói quen. 

Quả thực độ tuổi dậy thì của bé trai là một giai đoạn nhạy cảm, những thói quen về vệ sinh cá nhân tốt sẽ không thể được hoàn thiện ngay từ lần đầu.

Do đó, ba mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn và giải thích tầm quan trọng của công việc này đối với sức khỏe của con. Việc dạy về cách vệ sinh có thể giúp con tự lập, có thể chăm sóc bản thân ngay cả khi không có bạn bên cạnh. 

Một số bài viết liên quan:

Sữa tăng chiều cao tuổi dậy thì hiệu quả nhất

7+ Nguyên nhân rụng tóc ở tuổi 18 và cách điều trị kịp thời

Top 13 Cách tăng chiều cao ở tuổi 14, 15, 16, 17,18 hiệu quả

Sữa tăng chiều cao cho trẻ từ 10-15 tuổi được tin tưởng nhất