Sau sinh bị táo bón là biểu hiện mà hầu hết các mẹ đều gặp phải sau quá trình “lâm bồn” thành công. Tùy vào cơ địa mỗi người mà sẽ đánh giá mức độ táo bón nặng hay nhẹ, đặc biệt chúng gây nên không ít những khó chịu như đầy bụng, trướng hơi, khó tiêu, mệt mỏi sau sinh. 

Để cải thiện tình trạng này, phụ nữ sau sinh cần thiết lập sớm phản xạ đại tiện bình thường với 7 cách điều trị táo bón sau sinh hiệu quả dưới đây. Cùng Sống vui sống khỏe tìm hiểu ngay bên dưới nhé.

Nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh táo bón

Trong quá trình mang thai, việc táo bón đã thường ghé thăm tới các mẹ bầu. Vấn đề này có thể lặp lại khi mẹ sinh bé thành công. Một trong những nguyên nhân chính khiến sau sinh bị táo bón thường sẽ bắt nguồn từ những điều sau:

  • Do nội tiết tố của sản phụ bị thay đổi từ mang thai sang thời kỳ cho con bú
  • Sau sinh, sản phụ thường hạn chế đi lại, việc nằm nghỉ trên giường nhiều khiến nhu động ruột dần yếu đi, phân lưu lại trong ruột cũng lâu, phân khô và cứng lại. Gây nên tình trạng táo bón khó tránh khỏi
  • Việc ăn uống, ở cữ sau sinh nhằm mang lại nguồn sữa mẹ dồi dào, cũng một phần tác dụng phụ tới hệ tiêu hóa của mẹ. Đặc biệt là đối với những mẹ kiêng khem quá nhiều. 
  • Khi đi đại tiện, phụ nữ sau sinh thường bị đau. Đó là do vết mổ đẻ hoặc vết khâu tầng sinh môn chưa lành. Điều này tạo nên một phần khiến đại tiện trở nên khó khăn, tâm lý cũng lo ngại hay nhịn đại tiện dẫn tới táo bón. 

  • Sau sinh bị táo bón cũng ảnh hưởng bởi thời gian mang thai, âm huyết tập trung chủ yếu để nuôi dưỡng thai. Do đó mà đại tràng ít được nuôi dưỡng và dần trở nên gây khô. Đồng thời, việc sau khi sinh thường mất huyết hay sản dịch cũng khiến táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Cuối cùng, đối với những người có cơ địa dễ táo bón trong quá trình mang thai thì sau khi sinh cũng sẽ dễ bị táo bón hơn. 

Do đó, để cải thiện tối ưu vấn đề táo bón sau sinh thì các sản phụ cần thực hiện các cách điều trị tích cực, an toàn. Hãy đọc tiếp để biết cách trị sau sinh bị táo bón như thế nào nhé. 

7 Cách điều trị sau sinh bị táo bón cho sản phụ hiệu quả

1. Không lạm dụng thuốc nhuận tràng

Các mẹ sau sinh khi bị táo bón thường có tâm lý là sử dụng tới các sản phẩm thuốc nhuận tràng. Loại thuốc này giúp làm phân mềm, kích thích nhu động ruột và làm phân đẩy ra ngoài. 

Tuy nhiên, cách này chỉ nên sử dụng tạm thời và không nên kéo dài, lạm dụng. Bởi chúng có thể gây nên tác dụng phụ, khiến táo bón nặng hơn. Đồng thời còn khiến mẹ sau sinh hay buồn nôn, tiêu chảy, mất điện giải, mệt mỏi hoặc đau đầu, …

2. Không lạm dụng thụt hậu môn

Khi sau sinh bị táo bón thì các mẹ thường nghĩ ngay đến việc thụt hậu môn. Tuy nhiên việc thụt này có thể khiến hậu môn nứt rách, chảy máu, tạo nên môi trường vi khuẩn và gây nên viêm nhiễm, nhiễm khuẩn. Về lâu dài thì nhu động ruột mất dần đi phản xả vệ sinh tự nhiên và các mẹ có thể không tự đi vệ sinh được, táo bón ngày càng nặng hơn. 

3. Cải thiện chế độ ăn uống khoa học

Để cải thiện tối đa tình trạng sau sinh bị táo bón thì các mẹ cần cải thiện chế độ ăn uống của mình trước tiên, điều này giúp táo bón thuyên giảm và đi đại tiện dễ dàng hơn. 

Ăn trái cây cũng giúp tăng chiều cao

Nên tăng cường bổ sung từ 25 – 30g chất xơ/ ngày, chất xơ được lấy trong rau xanh, hoa quả hay hạt ngũ cốc. Ngoài ra, các mẹ sau sinh cũng có thể bổ sung thêm sữa chua – một loại sản phẩm có chứa probiotic nhằm kích thích tiêu hóa hiệu quả. 

Đồng thời, kết hợp thêm các trái cây có lợi như chuối, táo, sung, cam bưởi, …

Nên hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, … để tránh tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. 

4. Cần vận động nhẹ nhàng sau sinh

Vận động vô cùng cần thiết và quan trọng đối với các mẹ sau sinh. Việc vận động nhẹ nhàng giúp cho mẹ không bị dính ruột, tình trạng táo bón được cải thiện hơn. Các mẹ sau sinh có thể thực hiện các hoạt động đơn giản tại nhà như đi bộ, đi lại nhẹ nhàng để dễ tiêu hóa.

Việc tập thể dục đều đặn còn khiến máu lưu thông, các cơn co thắt thành ruột cũng hoạt động tốt hơn, đẩy nhanh tiến độ tiêu hóa. 

5. Sau sinh bị táo bón cần nghỉ ngơi, thư giãn

Trong thời gian này, các mẹ cần dành cho mình nhiều thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Đặc biệt là hạn chế hoặc tránh mắc phải các hội chứng trầm cảm, mệt mỏi. Do đó, cần thư giãn và giữ cho mình tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, cũng như chia sẻ công việc cho chồng và người thân. 

Đặc biệt, đối với những mẹ đang bị táo bón thì không nên quá lo lắng, cần thư giãn, vận động nhẹ, làm việc nhà hay nấu cơm, nghe nhạc để giúp tình trạng táo bón dần biến mất. 

6. Uống nhiều nước

Sau sinh, bên cạnh việc kích thích sữa về nhiều hơn thì việc uống nhiều nước trong ngày giúp mẹ giảm tình trạng stress cũng như cải thiện táo bón hiệu quả. Các bệnh Các mẹ sau sinh cần cung cấp đủ từ 2 đến 2,5L nước mỗi ngày cho cơ thể ở dạng nước lọc nước ép trái cây hoặc trà, … Đặc biệt khi thức dậy, trước khi đi vệ sinh nên uống một cốc nước lọc hoặc nước chanh mật ong để rửa sạch ruột, thanh nhiệt giải độc, cũng như bài tiết các độc tố ra khỏi cơ thể.

Uống collagen không nổi mụn khi bạn biết cách sử dụng

Đồng thời, nước hấp thụ vào thành ruột khiến cho phân mềm hơn, dễ đi qua hậu môn hơn. 

7. Tạo nên thói quen đi vệ sinh đúng giờ

Để cải thiện tình trạng sau sinh bị táo bón thì các mẹ cần thiết lập giờ đi vệ sinh đúng giờ. Tránh tình trạng nhịn đi vệ sinh, gây ứ đọng chất thải khiến phân khô cứng, khó đi tiêu. 

Việc đi vệ sinh đúng giờ sẽ tạo nên một thói quen tốt, tránh gây nên tình trạng táo bón. Theo các nghiên cứu, thời gian cho các mẹ bị táo bón đi vệ sinh hợp lý là từ 5 đến 7 giờ sáng, đây là thời điểm ruột đang bài tiết chất thải rất hiệu quả.

Như vậy, trên đây là 7 cách điều trị sau sinh bị táo bón được các chuyên gia và bác sĩ khuyên áp dụng. Đặc biệt, các mẹ sau sinh nên thực hiện đều đặn để có được hiệu quả tốt nhất.

Cuối cùng, đừng quên theo dõi bài viết trên Sống vui sống khỏe để có những thông tin về sức khỏe hữu ích nhé. 

Một số bài viết liên quan: