Bạn đi khám và xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt, bạn lo lắng không biết mình nên làm gì để cải thiện tình trạng này. Vậy thì hãy cùng Sống vui sống khỏe tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng của vấn đề này cũng như cách cải thiện hiệu quả tại nhà nhé. 

Thiếu máu thiếu sắt là gì ?

Thiếu máu do thiếu sắt hay còn được gọi tắt là thiếu máu thiếu sắt là một bệnh khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt thường xuất hiện đối với phụ nữ đang tuổi sinh nở, phụ nữ mang thai hay trẻ nhỏ.

Đây là tình trạng xảy ra bởi hồng cầu bị giảm về số lượng và chất lượng, nói cách khác là cơ thể bị thiếu máu và không tổng hợp được hemoglobin do thiếu sắt. Nếu tình trạng này kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, hệ thống thần kinh, giảm khả năng miễn dịch, hoạt chất cũng như suy giảm nhận thức. 

Thiếu máu thiếu sắt là gì ?

Nguyên nhân khiến bạn thiếu máu do thiếu sắt 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến việc xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt xảy ra. Cụ thể như:

  • Trẻ em đến tuổi dậy thì không cung cấp đủ nhu cầu về sắt
  • Phụ nữ tới thời kỳ kinh nguyệt mất nhiều máu
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú
  • Chế độ dinh dưỡng không cân đối, thiếu sắt
  • Người sử dụng nhiều bia rượu, chất kích thích, người già, 
  • Cơ thể bị suy giảm sắt do các bệnh lý như viêm dạ dày, viêm ruột, …
  • Mất màu do phẫu thuật hoặc bệnh lý nền
  • Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh

Nguyên nhân khiến bạn thiếu máu do thiếu sắt 

Một số triệu chứng thiếu máu thiếu sắt cơ bản

Một số triệu chứng mà bạn có thể gặp phải và dẫn tới xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt là do: 

  • Cơ thể mệt mỏi bất thường
  • Người yếu ớt, năng lượng thấp, khó tập trung hay giảm năng suất làm việc
  • Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt
  • Thường xuyên đau ngực hoặc khó thở
  • Hay bị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu
  • Tim đập nhanh
  • Sưng đau lưỡi hoặc miệng
  • Móng chân hoặc tay dễ gãy
  • Da tóc bị tổn thương, hư tổn
  • Hay có cảm giác bồn chồn chân tay, …

Một số triệu chứng thiếu máu thiếu sắt cơ bản

Đối tượng có nguy cơ cao thiếu máu do thiếu sắt 

Những đối tượng có nguy cơ cao trong xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt là :

  • Phụ nữ đang tuổi sinh nở 
  • Phụ nữ nữ đến kỳ kinh nguyệt 
  • Phụ nữ đang mang thai 
  • Phụ nữ đang cho con bú 
  • Trẻ em từ 6 đến 24 tháng tuổi 
  • Trẻ em sinh thiếu tháng 

Xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt cần làm gì?

Trong trường hợp bạn xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt thì ngoài việc thực hiện bổ sung sắt theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, thì bạn đọc cần thực hiện những điều sau:

Đa dạng hóa bữa ăn trong ngày 

Khi có xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt bạn cần thay đổi ngay khẩu phần ăn của mình mỗi ngày để cải thiện lượng sắt trong cơ thể. Đây là cách lựa chọn tối ưu nhất và an toàn nhất, tuy nhiên mất nhiều thời gian. 

Bạn và người thân cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt, hạn chế tối đa các thực phẩm gây ức chế sắt. Đồng thời bổ sung thêm các thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin C cao nhằm tăng khả năng hấp thụ sắt tốt hơn. 

Đa dạng hóa bữa ăn trong ngày  để bổ sung thêm sắt

Các loại thực phẩm mà bạn nên ăn như rau xanh, thịt đổ, giá đỗ, các loại trái cây tươi có vị chua. Tránh ăn hoặc sử dụng nhiều đồ uống có chất kích thích như chè, cafe, nước ngọt, …

Tăng cường bổ sung sắt từ thực phẩm

Hiện nay trên thị trường có bán khá nhiều các dòng thực phẩm ăn liền có chứa hàm lượng sắt cao như bánh quy, bánh dinh dưỡng, lúa mì, bột ngô, … Bạn có thể sử dụng thêm vào khẩu phần ăn trong ngày của mình. 

Phòng chống nhiễm khuẩn 

Để kết quả xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt trở nên khả quan hơn, người bệnh nên hạn chế tối đa khả năng nhiễm khuẩn từ các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét, … Bởi đây là các nguyên nhân có thể khiến bệnh lý thiếu màu càng trở nên trầm trọng hơn. 

Đặc biệt nên tẩy giun định kỳ, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em trên 2 tuổi. Đồng thời, thường xuyên vệ sinh môi trường, rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh. 

Phòng chống nhiễm khuẩn và thường xuyên tập luyện để cơ thể khỏe mạnh

Bổ sung viên sắt

Người bệnh có xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt cần bổ sung viên sắt theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Trong đó mỗi đối tượng sẽ có hàm lượng sắt phù hợp riêng để cải thiện tình trạng thiếu sắt trong cơ thể như:

  • Đối với phụ nữ mang thai: Liều bổ sung là 60mg/ ngày
  • Sau khi sinh bổ sung sắt 3 tháng liên tục 
  • Phụ nữ không mang thai bổ sung 1 viên/ tuần trong 3 tháng, nghỉ 3 tháng và bổ sung lại. 
  • Phụ nữ có thai thiếu máu thì nên bổ sung 1 viên/ ngày trong suốt thai kỳ. 
  • Đối với trẻ em và người bình thường có thể bổ sung sắt bằng các sản phẩm bổ sung hoặc từ nguồn thực phẩm hằng ngày. 

Như vậy là bạn đã biết cách xử lý khi xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt cho cơ thể của mình rồi phải không. Ngoài việc nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong việc bổ sung viên sắt phù hợp, thì bạn cũng nên cải thiện lại nguồn thực phẩm và khẩu phần ăn của gia đình mình. 

Không tự ý bổ sung sắt cho cơ thể , nhất là đối với trẻ em và phụ nữ mang thai. Nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ 1 lần trong năm để luôn giữ sức khỏe được tốt nhất. Cuối cùng, hãy theo dõi Sống vui sống khỏe để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho sức khỏe của bạn và gia đình nhé.

Một số bài viết liên quan: