Viêm loét đại tràng là một trong những căn bệnh mà nhiều người mắc phải hiện nay, và trong độ tuổi còn rất trẻ. Đây là một chứng bệnh viêm ruột gây ra bởi đường tiêu hóa khi bị kích thích và viêm. Chính vì thế, những người bị viêm loét cần chú ý tới một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng dưới đây để bệnh viêm loét được tốt hơn.

loi-khuyen-che-do-dinh-duong-cho-nguoi-bi-dai-trang
Lời khuyên chế độ dinh dưỡng cho người bị đại tràng

Lời khuyên số 1: Uống nước không chỉ tốt cho đường ruột còn cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể giúp cơ thể hoạt động và ngăn ngừa táo bón, đồng thời tránh khả năng mất nước do đi lỏng.

Lời khuyên số 2: Chế độ ăn của bạn luôn bổ sung đủ canxi và vitamin D để giúp phòng chống loãng xương

Lời khuyên số 3: Bạn cần ăn nhiều các loại rau quả xanh để bổ sung chất xơ như rau cải,cần tây,rau ngót,rau muống..đậu,lạc,cà rốt. Các loại   trái cây: táo,cam,chuối,nho,đậu.

Tuy nhiên, trong giai đoạn cấp tính , cần hạn chế các loại thực phẩm có nhiều chất xơ và tuân theo một chế độ ăn uống chất xơ thấp cho ruột nghỉ ngơi và giảm thiểu các triệu chứng gây khó chịu vì chất xơ kích thích đại tràng của bạn.

Lời khuyên số 4: Tránh các loại thực phẩm có chứa lactose như sữa nếu bạn không dung nạp lactose, sữa sẽ làm tồi tệ hơn tình trạng IBD,một số loại thức ăn có hàm lượng lactose thấp như: phomat cứng,sữa chua,hoặc đậu nành khi bạn không muốn uống sữa hoàn toàn .

Lời khuyên số 5: Hạn chế mỡ  bằng cách tránh những thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt.

Lời khuyên số 6: Hạn chế cà phê, các sản phẩm có chứa cafein, rượu và sorbitol (một loại chất làm ngọt) là đây có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng của viêm đại tràng mạn tính

Lời khuyên số 7: Hạn chế những thực phẩm như rau bắp cải (bông cải xanh, cải bắp, súp lơ và cải bruxen), đậu khô và đậu lăng, hành tây và hẹ,đồ uống có ga là những thức ăn sinh hơi gây nên tình trạng chướng hơi và khó tiêu hóa.Tuy nhiên ta có thể cải thiện tình hình này với việc nấu chín các thức ăn có thể chế biến được.

Lời khuyên số 8: Bạn nên ăn chia làm nhiều bữa trong ngày bởi cách chia bữa như vậy giúp làm giảm áp lực làm việc của hệ thống tiêu hóa vốn đã làm việc với công suất kém của bạn. Một số nghiên cứu cho thấy việc chuyển từ ăn 2-3 bữa sang ăn 5-6 bữa sẽ làm giảm các triệu chứng do IBD gây nên. Ăn một chế độ ăn protein cao với thịt nạc, cá và trứng, có thể giúp làm giảm các triệu chứng của viêm đại tràng mạn tính- IBD(inflammatory bowel disease).

Lời khuyên số 9: Để giúp bạn chống lại hiện tượng thiếu máu thì những dưỡng chất chứa nhiều sắt và folat như: nho, cải xoăn, ngũ cốc,vừng, lạc, rau bina, lòng đỏ trứng.. cũng cần được bổ sung để đảm bảo sức khỏe cho bạn

Lời khuyên số 10:  Các dạng chế phẩm sinh học giúp bổ sung các vi sinh vật ruột điều hòa việc tiêu hóa thức ăn. Các dạng chế phẩm này đã được phát triển nhiều,ngoài ra sữa chua và các thức ăn lên men như dưa muối,cà muối cũng chứa các vi sinh vật có lợi cho tiêu hóa.Các thức ăn hay chế phẩm này sẽ bổ sung các vi khuẩn có ích bị mất đi khi ta dùng kháng sinh và tiêu chảy trong các đợt cấp của IBD.

Trên đây là một số lời khuyên nhằm giúp bạn thực hiện tốt hơn các chế độ bổ sung dinh dưỡng phù hợp dành cho người bị bệnh liên quan đến đại tràng. Ngoài những chế độ bổ sung dinh dưỡng bạn cũng nên có một chế độ luyện tập thể thao hợp lý. Hãy thực hiện để có được sức khỏe ở trang thái tốt nhất.