Cách tẩy da chết môi

Có lẽ không ít bạn cho rằng chăm sóc môi thì chỉ dẫn sử dụng son dưỡng môi là đủ mà quên mất rằng môi cũng cần được tẩy tế bào chết tương tự như da mặt để có thể tái tạo tế bào da mới, cho một đôi môi căng mọng, hồng hào hơn mà không phải là vẻ ngoài thâm sạm do tích tụ quá nhiều tế bào chết.

Nếu tẩy tế bào chết môi vẫn chưa có trong sổ tay chăm sóc môi của bạn hay bạn vẫn chưa biết cách tẩy tế bào chết môi như thế nào cho đúng thì 9 cách tẩy tế bào chết môi dưới đây có thể là gợi ý hoàn hảo dành cho bạn. Giúp bạn chăm sóc môi tốt hơn đấy

Tại sao bạn nên tẩy da chết cho môi?

Những lợi ích bạn sẽ nhận được khi tẩy tế bào chết cho môi:

  • Loại lớp tế bào chết trên da môi, các tế bào da khô, đóng vảy, chết hoặc nứt nẻ, hỗ trợ thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da môi mới.
  • Cải thiện sự đổi màu của môi, bao gồm thâm, đen, đốm đen hoặc sắc tố melanin.
  • Cho bạn một đôi môi tươi sáng và đều màu hơn.
  • Làm mịn đôi môi của bạn.
  • Giúp son môi của bạn lên màu đẹp hơn.
Tẩy tế bào chết môi
Tẩy tế bào chết môi

Cách tẩy tế bào chết môi tại nhà

Sau khi biết được những lợi ích của việc tẩy tế bào chết môi, chúng ta cùng đến cách tẩy tế bào chết môi giúp bạn có thể dễ dàng loại bỏ lớp da chết môi một cách đơn giản nhất, ngay tại nhà nhé!

1. Cách tẩy tế bào chết môi bằng dầu ô liu và đường

Đường là một trong những chất tẩy tế bào chết tự nhiên hiệu quả nhất để tẩy tế bào chết cho môi tại nhà. Lấy một ít đường và một vài đốm dầu ô liu vào một cái bát nhỏ. Tiếp tục trộn cho đến khi bạn thu được một hỗn hợp đặc. Dùng khăn sạch hoặc đầu ngón tay mát xa môi với hooxp hợp tẩy da chết này theo chuyển động tròn. 

Chú ý thao tác nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương môi. Tránh massage quá 2 phút. Sau đó, rửa sạch môi bằng nước. Lúc này, vùng da trên của môi bạn sẽ thông thoáng, sạch sẽ và nhạy cảm hơn. Vì vậy, hãy sử dụng son dưỡng giúp môi mềm và ngậm nước.

Cách tẩy tế bào chết môi bằng dầu oliu và đường
Cách tẩy tế bào chết môi bằng dầu oliu và đường

2. Tẩy tế bào chết cho môi với sáp dưỡng ẩm vaseline và bàn chải đánh răng

Phương pháp tẩy da chết này là một cách hiệu quả để loại bỏ tất cả những gánh nặng không cần thiết từ lớp trên của môi. Lấy một bàn chải đánh răng cũ lông mềm. Thoa một lượng sáp dưỡng ẩm vaseline trên môi. Chà xát môi của bạn với bàn chải đánh răng theo chuyển động tròn, không quá 2 phút. Rửa sạch môi bằng nước ấm.

3. Tẩy tế bào chết cho môi bằng baking soda và bàn chải đánh răng

Bạn cũng có thể tẩy tế bào chết môi bằng baking soda. Đây là một phương pháp điều trị tại nhà lý tưởng để loại bỏ các tế bào da chết, cho bạn một đôi môi sạch sẽ hơn. Lấy một ít baking soda vào một chiếc bát sạch. Cho thêm một chút nước vào và trộn đều để tạo thành hỗn hợp đặc. Cho hỗn hợp lên bàn chải đánh răng và dùng bàn chải chà môi trong 2 phút. Bạn cũng có thể dùng khăn mặt để chà xát môi. Sau đó, làm sạch môi bằng nước ấm. Và đừng quên thoa son dưỡng sau khi tẩy da chết môi.

Cách tẩy tế bào chết môi bằng baking soda
Cách tẩy tế bào chết môi bằng baking soda

4. Cách tẩy tế bào chết môi với mật ong và đường

Lấy một ít đường và vài giọt mật ong vào một cái bát nhỏ. Trộn chúng với nhau. Dùng đầu ngón tay chà hỗn hợp tẩy tế bào chết lên môi của bạn theo chuyển động tròn trong vòng một phút. Rửa sạch môi bằng nước sạch. Hoặc bạn có thể để một ít mật ong nguyên chất trên môi qua đêm giúp môi được ngậm nước.

5. Tẩy tế bào chết môi bằng đường và dầu dừa

Dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên tốt cho da. Nó giúp dưỡng ẩm cho da, loại bỏ các dấu hiệu lão hóa, chữa lành các tổn thương và làm cho làn da trẻ hơn 10 lần. Trộn một ít đường với một vài giọt dầu dừa trong một cái bát nhỏ. Dùng đầu ngón tay hoặc bàn chải đánh răng mềm lông thẳng cũ chà nhẹ lên môi trong 3 hoặc 4 phút. Sau đó làm sạch môi của bạn với nước.

Cách tẩy da chết môi bằng đường và dầu dừa
Cách tẩy da chết môi bằng đường và dầu dừa

6. Tẩy tế bào chết môi với dầu Jojoba và đường nâu

Trộn một ít vitamin E hoặc dầu Jojoba và đường nâu với nhau. Chà đôi môi khô của bạn với hỗn hợp tẩy da chết này trong vài phút và  không quá 4 phút. Sau đó, làm sạch môi bằng nước.

7. Tẩy tế bào chết môi bằng chanh

Chanh là một chất tẩy trắng tuyệt vời. Nó không chỉ tẩy tế bào chết cho môi mà còn làm sáng màu môi. Tuy nhiên, hãy cẩn thận, đừng tẩy tế bào chết cho môi bằng nước chanh nếu môi bạn đang bị nứt nẻ hoặc khô nhiều hơn; nếu không, nó có thể làm cay môi của bạn.

Cắt một nửa quả chanh. Chà một miếng lên môi nhẹ nhàng. Bạn cũng có thể rải một ít muối lên trên lát chanh để tăng hiệu quả tẩy tế bào chết môi. Thực hiện trong 2 phút. Sau đó làm sạch môi bằng khăn và cuối cùng thoa một ít mật ong nguyên chất lên môi trong 10 phút. Nó sẽ giúp môi bạn ngậm nước và dưỡng môi tốt hơn.

Cách tẩy da chết môi bằng chanh
Cách tẩy da chết môi bằng chanh

8. Cách tẩy tế bào chết môi với dầu dừa và cà phê

Dầu hòa tan các tạp chất và dưỡng ẩm cho môi. Bã cà phê giúp tẩy tế bào chết trên da. Trộn một ít bã cà phê với một ít dầu dừa sau đó dùng bàn chải đánh răng để tẩy tế bào chết cho môi theo chuyển động tròn. Cuối cùng, bạn chỉ cần rửa sạch môi bằng nước ấm và thoa một lớp son dưỡng.

9. Tẩy tế bào chết môi bằng bột yến mạch

Bột yến mạch tẩy tế bào chết trên da tốt nhờ kết cấu thô ráp của nó. Không chỉ vậy, bột yến mạch còn có thể loại bỏ bụi bẩn, dầu và tạp chất trên da. Trộn 1 thìa bột yến mạch với 3 thìa sữa hoặc nước ấm. Thoa nó lên môi và xoa nhẹ trong vòng 1-2 phút theo chuyển động tròn. Sau đó rửa sạch môi bằng nước ấm và thoa một lớp son dưỡng.

Bao lâu thì bạn nên tẩy tế bào chết cho môi?  

Các chuyên gia làm đẹp thường khuyến cáo bạn không nên tẩy da chết cho môi quá 2-3 lần một tuần.

Lý do đằng sau điều này là việc tẩy da chết quá nhiều thậm chí có thể gây hại cho môi. Nếu bạn cố gắng tẩy tế bào chết cho môi hơn 3 lần một tuần, nó có thể khiến môi bị đau và tấy đỏ. Việc tẩy da chết môi quá nhiều cũng có thể dẫn đến ngứa và đau môi quá mức. Mặc dù tẩy da chết là một liệu pháp chăm sóc tuyệt vời cho môi. Tuy nhiên, nó nên được thực hiện một cách có kiểm soát, đều đặn và không quá mức để có hiệu quả tốt nhất đồng thời tránh những tác động không mong muốn có thể xảy ra.

Một số mẹo giúp bạn chăm sóc môi tốt hơn

  • Tránh liếm môi. 
  • Dưỡng ẩm cho môi thường xuyên, tránh làm khô và nứt môi.
  • Môi khô và nứt nẻ mãn tính và dai dẳng có thể là dấu hiệu của một hội chứng do đó cần tìm cách điều trị.
  • Chà nhẹ môi vì mát xa quá mạnh có thể tạo vết loét hoặc bong tróc da trên môi.
  • Chà xát nhẹ nhàng lên môi 1-2 phút.
  • Không tẩy tế bào chết cho môi nhiều hơn hai lần một tuần.
  • Tránh tẩy tế bào chết cho môi nếu môi đang bị nứt nẻ hoặc khô nghiêm trọng.

Trên đây là 9 cách tẩy tế bào chết môi tại nhà mà mình tổng hợp được. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết, các bạn đã có thêm những cách tẩy da chết hiệu quả, an toàn cho đôi môi của mình, giúp lấy lại vẻ ngoài hồng hào, căng mọng cho đôi môi. Chúc các bạn thành công!