Bà bầu thiếu cân, thậm chí là giảm cân trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và tốc độ phát triển của thai nhi. Vậy làm thế nào để mẹ bầu tăng cân đều và an toàn? Cùng Sống Vui Sống Khỏe tìm hiểu ngay 4 cách tăng cân cho bà bầu gầy an toàn, hiệu quả nhất. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
Mẹ nên tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ?
Mẹ bầu nên tăng bao nhiêu cân trong suốt thai kỳ là điều rất nhiều chị em thắc mắc. Số cân nặng nên tăng sẽ phụ thuộc vào chỉ số cơ thể của mẹ trước khi mang thai. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào số thai mà mẹ mang.
- Với chị em bị thiếu cân trước khi mang thai: Mẹ nên tăng từ 12- 18kg trong suốt 9 tháng mang thai. Đây là số cân nặng nên tăng để mẹ và thai nhi khỏe mạnh
- Với chị em có chỉ số BMI bình thường: Mẹ bầu nên tăng từ 11- 16kg là mức lý tưởng nhất. Thời điểm tăng mạnh nhất là 3 tháng giữa của thai kỳ
- Với chị em thừa cân trước khi mang thai: Mẹ bầu không nên tăng quá 11kg để đảm bảo mẹ và bé khỏe mạnh. Đây là mức tốt nhất giúp mẹ phòng tránh nguy cơ tiểu đường trong thai kỳ và nguy cơ tiền sản giật.
- Với chị em béo phì trước khi mang thai: Mẹ hãy duy trì chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Mẹ không nên tăng quá 9kg để phòng tránh nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.
- Với mẹ bầu mang thai đôi: Mẹ nên tăng 16- 20kg là lý tưởng nhất. Đây là mức cân nặng cần tăng để cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển cùng lúc 2 bào thai.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị giảm cân khi mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị giảm cân khi mang thai. Cần xác định rõ nguyên nhân sẽ giúp chị em có cách tăng cân cho bà bầu gầy hiệu quả.
Ốm nghén
Ốm nghén là tình trạng phổ biến ở thời gian đầu mang thai. Mẹ bầu bị nôn ói thường xuyên trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Nguyên nhân của ốm nghén chủ yếu do thay đổi hàm lượng hormone trong cơ thể. Ngoài ra, có thể vì lượng đường trong máu giảm hoặc do tiếp xúc với đồ có mùi nồng.
Ốm nghén có thể khiến mẹ bầu mất khẩu vị, ăn không ngon miệng, ăn rồi nôn,…. Đây là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu không tăng cân, thậm chí là giảm cân khi mang thai.
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không khoa học
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không khoa học cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu không tăng cân. Mẹ bầu ăn những loại thực phẩm không lành mạnh, ngủ nghỉ không khoa học. Ngoài ra, trong thời gian mang bầu, mẹ có tâm trạng không thoải mái, thường xuyên căng thẳng,… mẹ cũng có thể bị sụt cân.
4 cách tăng cân cho bà bầu gầy hiệu quả nhất
Cách tăng cân cho bà bầu gầy như thế nào hiệu quả? Mẹ hãy tham khảo ngay 4 cách dưới đây nhé:
Cách tăng cân cho bà bầu gầy bằng cách chia nhỏ bữa ăn
Thay vì ăn 3 bữa trong ngày, mẹ có thể chia đồ ăn thành các bữa ăn nhỏ. Chia nhỏ bữa ăn cũng khiến dạ dày có thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Khi ăn quá nhiều trong 1 bữa ăn cũng có thể khiến dạ dày bị chèn ép. Từ đó tình trạng nôn nghén, ở nóng, khó tiêu càng nghiêm trọng hơn.
Chia nhỏ bữa ăn là cách tăng cân cho bà bầu gầy nhanh chóng và hiệu quả. Cách này cũng giúp giảm nguy cơ mẹ bầu mắc tiểu đường trong thai kỳ.
Mang theo đồ ăn bên mình
Mẹ bầu hãy chuẩn bị và mang theo đồ ăn bên mình. Với những loại thức ăn tốt cho sức khỏe như hạt ngũ cốc, trái cây, sữa chua, phô mai,…. để sử dụng khi đói bụng. Những loại đồ ăn này giúp bổ sung khoáng chất và dinh dưỡng cho cơ thể và giúp mẹ tăng cân nhanh chóng.
Cách tăng cân cho bà bầu gầy bằng chế độ ăn uống lành mạnh
Cách tăng cân cho bà bầu gầy tốt cho sức khỏe đó là xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Mẹ nên bổ sung thêm nhiều loại rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc,…. Và hạn chế những món chiên rán, xào, giàu chất béo, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ngọt, nước có ga,….
Nếu mẹ gặp khó khăn khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mình, hãy tham khảo ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng nhé!
Cách tăng cân cho mẹ bầu gầy theo từng giai đoạn của thai kỳ với chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng:
- 3 tháng đầu: Bổ sung thực phẩm giàu protein, bổ sung sắt, Acid Folic, Vitamin và khoáng chất
- 3 tháng giữa: Đây là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh, mẹ cần bổ sung chế độ dinh dưỡng lớn. Ngoài bổ sung Vitamin và khoáng chất, protein, sắt, Acid Folic, canxi, kẽm,…
- 3 tháng cuối: Thai nhi phát triển nhanh, vì thế mẹ cũng cần bổ sung dinh dưỡng đa dạng và dồi dào. Mẹ bổ sung Vitamin và khoáng chất, Acid Folic, canxi, kẽm, chất đạm, chất béo,…
Dùng thực phẩm chức năng
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ có thể sử dụng thêm những loại viên uống bổ sung. Vitamin tổng hợp và các loại thực phẩm chức năng dạng bột, dạng thanh để bổ sung thêm protein
Các chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong thời gian mang thai và cho con bú, mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng. Mẹ nên chú trọng bổ sung những chất dinh dưỡng:
- Tinh bột: Thành phần tham gia vào cấu tạo tế bào, tăng cường chuyển hóa lipid của mẹ và thai nhi. Trong 3 tháng đầu, mẹ bổ sung 7- 10g tinh bột/ ngày. 3 tháng giữa cần 35- 40g/ tinh bột mỗi ngày. 3 tháng cuối cần 65- 70g tinh bột/ngày. Không nên bổ sung quá nhiều có thể gây tiểu đường thai kỳ.
- Chất béo: Tham gia vào quá trình hình thành và phát triển trí não của bé, giúp tăng lượng sữa mẹ. Khi mang thai, mẹ cần bổ sung acid béo no không vượt quá 10% năng lượng. Acid béo không no nên đạt 11- 15% năng lượng hàng ngày.
- Chất xơ: Là thành phần dinh dưỡng quan trọng. Không chỉ hỗ trợ mẹ tiêu hóa tốt mà còn phòng ngừa ung thư đại tràng. Trong giai đoạn mang thai, mẹ bổ sung chất xơ còn giảm cảm giác ốm nghén, ăn ngon miệng hơn.
- Protein: Đóng vai trò xây dựng và phát triển mô, cơ của thai nhi. Mẹ nên bổ sung protein từ thực vật và động vật. Protein trong thực phẩm như thịt đỏ, trứng, cá, sữa, thủy hải sản và các loại đậu,…
- Vitamin và khoáng chất: Hỗ trợ mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Mẹ nên bổ sung đa dạng các loại hoa quả, rau củ. Đặc biệt là uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
Một vài lưu ý khi áp dụng cách tăng cân cho bà bầu gầy
Để các cách tăng cân cho bà bầu gầy đạt hiệu quả cao, mẹ bầu hãy lưu ý một số điều sau đây:
- Mẹ bầu không nên kiêng khem quá nghiêm ngặt. Thay vào đó, mẹ hãy áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học. Bổ sung đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày
- Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các loại thức uống chứa cồn như rượu bia, cafe, không dùng chất kích thích
- Hạn chế ăn các loại đồ ăn có chứa ớt, hạt tiêu, tỏi,….. Tránh đồ ăn gây cay nóng, khiến mẹ bầu đau dạ dày, nóng trong gây táo bón.
- Trong giai đoạn mang thai, mẹ không nên làm việc nặng nhọc, bế vác đồ nặng, làm việc quá sức. Thay vào đó, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, làm việc nhẹ nhàng.
- Mẹ nên khám thai định kỳ theo các mốc thời gian và theo lịch hẹn từ bác sĩ.
- Thực hiện tiêm chủng các loại vaccine theo chỉ định.
- Mẹ nên có sổ ghi số cân nặng theo từng tháng của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, mẹ nên tăng khoảng 1kg, 3 tháng giữa tăng từ 4- 5kg, 3 tháng cuối tăng khoảng 6kg.
- Áp dụng cách tính BMI để kiểm soát cân nặng phù hợp.
Trên đây là những cách tăng cân cho bà bầu gầy hiệu quả và an toàn. Hy vọng mẹ bầu sẽ xây dựng được chế độ dinh dưỡng và tăng cân hợp lý. Hãy theo dõi Sống Vui Sống Khỏe để cập nhật thêm những thông tin hữu ích mỗi ngày.