Nhiệt miệng là vết loét ở khu vực trong quanh miệng rất khó chịu. Nếu bé nhà bạn bị nhiệt miệng thì bé sẽ rất khó chịu, không chịu ăn uống và gầy đi nhiều. Vì thế, mẹ cần tìm biện pháp để giúp bé thoát khỏi tình trạng này. Một số cách chữa nhiệt miệng dưới đây sẽ giúp bé nhanh chóng chữa được bệnh nhiệt miệng hiệu quả.
Mật ong
Mật ong có khá nhiều công dụng và mẹ có thể dùng nó để chữa nhiệt miệng cho bé hiệu quả. Mẹ thực hiện bằng cách cho bé ngậm mật ong. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ uống.
Bột sắn dây
Bột sắn dây là thức uống không chỉ hạ nhiệt cơ thể hiệu quả mà còn có công dụng trong việc điều trị nhiệt miệng. Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp giảm đau rát và mau khỏi trong trường hợp trẻ bị bệnh nhiệt miệng nhẹ.
Uống nước khế chua
Uống nước khế chua sẽ giảm nhiệt miệng đáng kể cho bé vì khế có tác dụng thanh nhiệt rất tốt. Bạn có thể áp dụng thử “bài thuốc” đơn giản, lành tính, không tác dụng phụ này : Dùng 2 – 3 quả khế tươi, giã nát, đổ ngập nước vào đun sôi một lúc, có thể cho ít đường phèn nếu bé không chịu uống chua, chờ khi nguội thì cho bé ngậm và nuốt dần. Cho bé ngậm nhiều lần trong ngày. Bạn nên chọn loại khế chua, tác dụng thanh nhiệt sẽ tốt hơn khế ngọt.
Cà chua
Cà chua là loại quả thường xuyên được dùng trong các bữa ăn của gia đình. Tuy nhiên, bạn sẽ còn bất ngờ hơn bởi tác dụng điều trị nhiệt hiệu quả của nó. Hãy ép quả cà chua để lấy nước ép cho bé uống nếu bé bị nhiệt miệng. Chỉ sau khi uống vài ly nước cà chua ép trong ngày, bạn sẽ thấy dấu hiệu của các nốt lở nhiệt miệng của bé lành nhanh thấy rõ.
Cùi dừa
Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và cho bé súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày. Những vết lở do nhiệt miệng sẽ giảm viêm sưng nhanh chóng.
Lá rau ngót
Bạn rửa sạch rau ngót, chỉ lấy lá giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm hỗn hợp này rồi bôi vào chỗ sưng đau, lở loét của bé. Một ngày bạn có thể bôi 2 – 3 lần. Lá rau ngót có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ của rau ngót đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.
Trên đây là một số cách giúp bạn chữa nhiệt miệng cho bé hiệu quả. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo một số sản phẩm hỗ trợ chữa nhiệt miệng cho bé trên Chiaki.vn